Thứ Sáu, 2 tháng 10, 2015

Đồ chơi gắn liền với độ tuổi



Thực chất việc chọn đồ chơi cho bé là một trong những công việc không phải dễ dàng mà để tìm được những đồ chơi cho con bạn cần chú ý tới nhiều khía cạnh khác nhau. Chọn đồ chơi theo độ tuổi là một trong những tiêu chí chủ yếu mà các mẹ nên chú ý chọn lựa để mang lại cho trẻ những món đồ chơi hấp dẫn nhất. Dưới đây là một vài cách chọn đồ chơi theo độ tuổi của trẻ, các mẹ có thể học hỏi tránh thiệt hại về tài chính. 

1. Đối với bé từ 0 – 3 tháng

Đây là độ tuổi nhỏ nhất từ khi sinh ra, chắc chắn thị giác và thính giác là hai bộ phận sẽ tiếp xúc với môi trường đầu tiên. Các mẹ nên mua cho trẻ những đồ chơi có tác dụng nhận thức về màu sắc, âm thanh vì trẻ chưa biết cầm nắm mọi vật. Càng bé càng nên chọn những màu sắc tươi sáng bởi nó kích thích rất tốt với thị giác của bé. Cho bé nghe những bản nhạc nhẹ nhàng giúp tai trẻ có thể cảm nhận được những âm thanh đầu đời. 

- Đối với những món đồ cầm tay: Do độ tuổi này bé chưa cầm nắm được vì thế bạn nên chú ý chọn những đồ chơi vừa tầm mắt của trẻ, bé sẽ thích thú hơn khi được tiếp xúc với những đồ chơi gặm nướu, cây xúc xắc... bé sẽ thấy thích thú khi chơi món đồ thú vị này. 
- Những bản nhạc cổ điển sẽ giúp trí não bé được thư thái và thông minh nhất.
- Những món đồ chơi cũng như đồ trang trí nhà như những chiếc chuông gió sẽ tạo cho bé cảm nhận được những âm thanh trong vắt và nhẹ nhàng nhất từ món đồ này.


Đồ chơi cho bé

2. Đối với bé từ 3 – 6 tháng

Giai đoạn này, bé đã lớn hơn giai đoạn trước, tuy nhiên bé cũng có những phát triển về tiếp xúc tay chân. Bé có thể cho bất cứ món đồ nào bé cầm được vào miệng mà không hề lo ngại. Vì vậy mẹ nên chọn những đồ chơi phù hợp với bé như:
- Hầu như bé được ở trong nôi và cũi với thời gian nhiều nhất vì thế nên chọn cho trẻ những bộ đồ chơi có kích thước nhỏ nhắn, có móc treo tại cũi, phát ra những âm thanh ngộ nghĩnh cho trẻ. Có thể đẩy bé đi bất cứ khi nào.
- Nếu là bé gái, bạn nên cho con những đồ chơi thú nhồi bông giúp cho tay bé có thể cầm nắm một cách nhanh chóng nhất. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý tới những cách cầm nắm an toàn và chất lượng nhất cho trẻ. Tuy nhiên, bạn không nên cho trẻ chơi những đồ chơi bằng bông nhưng lại rụng lông sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
- Bé sẽ không chịu ở mãi một chỗ khi chân tay hoạt động nhanh nhạy, các mẹ nên mua thảm chơi cho bé sẽ là món quà tốt nhất cho bé vào thời điểm này.

Treo đồ chơi cho bé

3. Đối với bé từ 6 – 9 tháng

Cứng cáp hơn khi bé được từ 6 - 9 tháng, bé có lực ở tay và chân hơn, có thể cầm nắm đồ chơi một cách chắc chắn và đập chúng xuống sàn hay đập các món đồ chơi với nhau tạo lên tiếng. Bé cũng nhận thức được đứng lên thế nào, học cách đứng bằng cách vịn tay vào các đồ vật đó và từ từ đứng lên. Bé cũng sẽ có những cách nhìn nhận về các hình khối một cách chính xác. Thời điểm này là thời điểm ccs mẹ nên mua những đồ chơi như:
- Có thể bạn biết đến bảng chữ cái, những bảng số thông minh vừa đọc vừa phát ra những âm thanh đọc những chữ cái đó giúp bé có thể nghe và cảm nhận nhanh nhạy nhất. 
- Những quả bóng sẽ giúp tay chân của bé hoạt động nhanh nhẹn hơn do kích thước và hình khối của bóng tạo cho bé sở thích nhất định, bé cũng sẽ chơi và lâu chán nhất.
- Những đồ dùng gia đình như tô, chén, ly tách và thìa ...cũng có thể trở thành đồ chơi của bé bất cứ khi nào vì thế nên chọn những vật liệu khó vỡ cho bé để bé chơi được an toàn mẹ nhé. 

Bé xếp những hình thù ngộ nghĩnh
4. Đối với độ tuổi từ 9-12 tháng

Bé đã lớn hơn, biết lẫy, trườn bò và năng động hơn trước. Mẹ nên chọn cho trẻ những món đồ chơi hấp dẫn nhất cho bé như:
- Để giúp cho chân tay bé hoạt động nhanh nhạy hơn bạn nên mua cho bé những đồ chơi vừa vị vừa đẩy được như những chiếc xe đẩy, bé cũng sẽ thực hành được nhiều kỹ năng tập đi tốt nhất.
- Những hình dáng đồ vật được chọn và xếp gọn gàng nhất khi mua cho bé đồ chơi xếp hình. Ngoài ra, những chiếc điện thoại cũng mang lại cho trẻ sự thích thú nhất. 


Các mẹ nên chú ý từng thời gian và độ tuổi để chọn cho con mình được những món đồ chơi phù hợp giúp bé lớn lên hạnh phúc và thông minh nhất mẹ nhé.